Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Tại sao tiêm đủ 2 liều vaccine rồi vẫn có nguy cơ mắc Covid-19?
Cho dù các loại vacicne Covid-19 hiện nay có hiệu quả cao thì một số ít người đã tiêm đủ 2 liều vaccine vẫn có thể dương tính với virus SARS-CoV-2, bởi không có loại vaccine nào có hiệu quả bảo vệ 100%.

Đại dịch Covid-19 ngày càng có những diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến thể virus mới với mức nguy hiểm ngày càng gia tăng. Các quốc gia trên thế giới đang tăng tốc quá trình tiêm vaccine cho người dân nhằm hướng tới miễn dịch cộng đồng.

Tính đến ngày 10/8, thế giới đã tiêm được 4,54 tỷ liều vaccine, trong đó có khoảng 1,23 tỷ người đã tiêm đủ 2 mũi. Tại Việt Nam, tính đến 6h sáng ngày 12/8 đã tiêm được 12.098.821 liều, trong đó số người tiêm đủ 2 liều là 1.092.700.

Hiện nay, có ít nhất 17 vaccine đã được triển khai, 7 trong số đó đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Những vaccine này là Pfizer/BionNTech, AstraZeneca của Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết Thanh Ấn Độ, Janssen, Moderna, Sinopharm/BBIP và Sinovac.

Hiệu quả của các vaccine Covid-19 có thể yếu hơn trong việc ngăn chặn lây nhiễm và các triệu chứng nhẹ do biến thể Delta nhưng vẫn có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa mắc bệnh nặng và tử vong.

Vaccine Covid-19 không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng bảo vệ cơ thể không mang mầm bệnh. Theo báo cáo trên các nguồn thông tin chính thống của trong nước và quốc tế thì đã xuất hiện nhiều trường hợp tiêm đủ 2 liều, nhưng vẫn mắc Covid-19.

Tại Việt Nam, hồi tháng 6/2021, 52/53 trường hợp là các nhiên viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh dù đã tiêm đủ 2 liều vaccine nhưng vẫn dương tính với Covid-19.

Rõ ràng, với thực tế trên, nếu không nắm rõ cốt lõi vấn đề, chúng ta có thể dễ hoang mang và nghi ngờ tính hiệu quả của vaccine.

Theo WHO, sau khi tiêm chủng đầy đủ, bạn vẫn có khả năng mắc Covid-19 nhưng những trường hợp này rất hiếm và các triệu chứng thường nhẹ hơn so với những người chưa tiêm đủ hoặc chưa tiêm.

Với các trường hợp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, những người này hoàn toàn không có triệu chứng, bệnh rất nhẹ và không có trường hợp nào tử vong.

WHO cho biết, sau khi tiêm vaccine Covid-19, cơ thể cần có thời gian để nhận diện kháng nguyên của virus SARS-CoV-2, sau đó huy động hệ thống miễn dịch đáp ứng lại kháng nguyên và tạo ra lượng kháng thể đủ để bảo vệ cơ thể. Trong thời gian tạo đầy đủ miễn dịch, những người này vẫn có thể bị mắc Covid-19 nếu tiếp xúc với người mang virus khác.

Theo một công bố trên Tạp chí Y học The New England Journal of Medicine cho thấy, đối với vaccine Pfizer sau khi tiêm mũi 1 được 12 ngày, người được tiêm mới được bảo vệ 52% và 1 tuần sau khi tiêm mũi thứ 2, người được tiêm mới được bảo vệ 95%.

Đối với vaccine AstraZeneca, sau khi tiêm mũi đầu tiên, khả năng miễn dịch của người được tiêm sẽ đạt khoảng 61-67%, sau mũi thứ 2 đạt khoảng 81%. Đối với Moderna, báo cáo tỷ lệ bảo vệ 2 tuần sau tiêm là 51% và 94% ở sau tuần thứ 2 của mũi thứ 2.

Thực tế cho thấy, không có loại vaccine nào có khả năng bảo vệ lên đến 100%. Đồng thời, hệ miễn dịch của cơ thể đối với vaccine là khác nhau, chính vì vậy, kết quả tạo ra hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể là khác nhau. Trong đó, người có tỷ lệ miễn dịch càng cao, khả năng mắc Covid-19 ngày càng thấp, ngược lại, người có miễn dịch cơ thể thấp sẽ đạt hiệu quả chống lại virus thấp hơn.

Tóm lại, việc tiêm vaccine Covid-19 tuy không ngăn chặn 100% lây nhiễm Covid-19, nhưng theo các chuyên gia đây vẫn là vũ khí hữu hiệu giúp phòng ngừa Covid-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.

Ngoài ra, dù đã được tiêm vaccine, chúng ta vẫn cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là các biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)

Các bài viết cũ:
    WHO đứng đầu thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 ở 52 nước (12-08-2021)
    Nghiên cứu mới tiết lộ biến thể Beta dường như có đặc tính nguy hiểm hơn cả Delta (11-08-2021)
    Những lưu ý 'đặc biệt' với người đang uống thuốc chống đông máu khi tiêm vắc xin COVID-19 (11-08-2021)
    Sau biến thể Delta, thế giới đối mặt với hiểm họa mới mang tên Lambda (10-08-2021)
    Hiệu quả chống lại biến chủng Delta khi tiêm đủ 2 liều vaccine (08-08-2021)
    Đưa thuốc Remdesivir vào hỗ trợ điều trị Covid-19: Thêm cơ hội cho bệnh nhân Covid-19 (08-08-2021)
    Sinopharm phát hiện kháng thể đơn dòng chống lại biến thể Delta của SARS-CoV-2 (06-08-2021)
    Câu chuyện về tính cấp bách và tính an toàn của tiêm vaccine Covid-19 trên thế giới (06-08-2021)
    Vắc-xin Nano Covax có kết quả thử nghiệm khả quan, Bộ Y tế chuẩn bị họp thẩm định (06-08-2021)
    Các nhà khoa học của BRICS tiến hành giải trình tự gene của virus SARS-CoV-2 (06-08-2021)
    Johnson & Johnson xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine tại Ấn Độ (06-08-2021)
    Từ bất bình đẳng vaccine đến 'chủ nghĩa Apartheid kinh tế' (05-08-2021)
    Việt Nam ký hợp đồng mua 31 triệu liều vắc-xin Covid-19 của Pfizer (04-08-2021)
    Vaccine của Sinopharm - một nguồn cung hiệu quả cho cuộc chiến chống COVID-19 (04-08-2021)
    Nga tiếp tục cung ứng, chuyển giao và mở rộng sản xuất vaccine Covid-19 cho các nước ASEAN (04-08-2021)
    Không tiêm vắc-xin Moderna cho người đã tiêm mũi 1 AstraZeneca (03-08-2021)
    Tự test nhanh COVID-19 lên '2 vạch', bạn cần làm gì? (03-08-2021)
    ASEAN đề nghị Nhật giúp bảo đảm cung ứng vaccine đồng đều, hiệu quả (03-08-2021)
    Tiêm mũi 1 vắc xin của Sinopharm, Pfizer, Moderna, mũi 2 phải tiêm cùng loại (03-08-2021)
    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề xuất phát triển trung tâm sản xuất vaccine Covid-19 tại các nước ASEAN+3 (03-08-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153091421.